Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Rau Bầu Đất

 Hình này chụp sáng thứ bảy 18 - 19 - 2011




hình này chụp sáng 6/10/11
Còn bên dưới này thì chụp sáng 11/10/11



hình 23-10-2011 - lá tốt um lên rồi

Ở quê tôi, vào mùa hè, rau bầu đất rất được ưa chuộng với món canh hến hoặc don. Ăn bầu đất vừa mát vừa dễ ăn vừa bổ do nó là một loại cây thuốc có nhiều tính năng. Dân gian thường dùng bầu đất để chữa đái són, tiểu không tự chủ, tiểu buốt, tiểu dầm, kinh nguyệt không đều, thiếu máu, lỵ và các bệnh về thận.

Thông tin chung
Tên thường gọi: Bầu đất
Tên khác: Kim thất, Rau lúi, Rau bầu đất, Dây chua lè, Đái dầm, Thiên hắc địa hồng
Tên tiếng Anh:
Tên khoa học: Gynura procumbens (Lour) Merr.
Tên đồng nghĩa: Cacalia procumbens Lour.; C. sarmentosa Blume; Gynura sarmentosa (Blume) DC.; G. cavaleriei Lévl.
Thuộc họ Cúc - Asteraceae
Bầu đất - Gynura procumbens
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Gynurae Procumbentis.
Có thể dùng rau bầu đất nấu canh ăn, hay sắc uống, phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng có thể tới 80 g
Nơi sống và thu hái: Hầu hết phân bố ở nhiều nước châu á như Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, bầu đất mọc hoang dại, nhưng cũng thường được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Người ta thu hái cả cây vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.
Tính vị, tác dụng
Bầu đất có vị đắng thơm, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta dùng cành lá, ngọn non chần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh cua; cũng dùng làm rau trộn dầu giấm. Canh bầu đất được xem như là bổ, mát.
Các bài thuốc kinh nghiệm
Phụ nữ viêm bàng quang mạn tính, khí hư bạch đới, bệnh lậu, kinh nguyệt không đều: Rau bầu đất nấu canh ăn, hoặc sắc nước uống với bột thổ tam thất và ý dĩ sao, cả hai vị bằng nhau, mỗi lần 10-15 g, ngày uống 2 lần.
Bầu đất sắc nước uống với bột Thổ tam thất và ý dĩ sao với liều bằng nhau, mỗi lần 10-15g ngày uống 2 lần.
Khí hư, bạch đới: Bầu đất 20 g, rễ củ gai sao vàng 16 g, cỏ xước 16 g, kim ngân hoa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang
Chữa sốt phát ban, lỵ (sởi, tinh hồng lỵ): Bầu đất 30 g, rau sam 30 g. Nấu canh ăn ngày 1-2 lần.
Dùng ngoài trị đau mắt đỏ: Lá bầu đất rửa sạch, thêm vài hạt muối, giã nhỏ đắp lên mắt đau
Chữa viêm đường tiết niệu (đái buốt, đái dắt): Bầu đất 30 g, mã đề 20 g, râu ngô 20 g. Sắc uống ngày một thang.
Trẻ em đái dầmvà ra mồ hôi trộm: Bầu đất 20 g, nấu canh ăn hàng ngày. Nên ăn vào buổi trưa. Các buổi tối nên hạn chế ăn canh, uống nhiều nước.
Bầu đất tươi 80g, sắc nước uống.
Ở Campuchia, thân và lá bầu đất dùng phối hợp với những vị thuốc khác để hạ nhiệt, trong chứng sốt phát ban như các bệnh sởi, tinh hồng nhiệt. Ở Malaixia, người ta cũng dùng lá ăn trộn với dầu giấm và cũng dùng cây để trị lỵ. Còn ở Java người ta dùng nó để trị bệnh đau thận.
Nguồn: Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Sức khỏe đời sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét